Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho thấy, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 9/2019 là 12.950 lao động (5.081 lao động nữ), bằng 80% so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 09 năm 2018 là 16.080 lao động trong đó có 5.626 lao động nữ).
Tháng 9/2019, lao động Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản: 7.988 lao động (3.437 lao động nữ), Đài Loan: 4.349 lao động (1.597 lao động nữ) là cao nhất.
Các thị trường khác là Hàn Quốc: 362 lao động (12 lao động nữ), UAE: 42 lao động (02 lao động nữ), Macao: 116 lao động (65 lao động nữ) Ả rập - Xê út: 101 lao động nữ, Algieria: 33 lao động nam, Nga: 29 lao động nam, Thái Lan: 27 lao động (10 lao động nam) và các thị trường khác.
Năm 2019, kế hoạch đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở thị trường ngoài nước theo hợp đồng là 120.000 lao động, trong đó thị trường: Nhật Bản: 53.610 lao động (20.250 lao động nữ), Đài Loan: 41.174 lao động (14.101 lao động nữ), Hàn Quốc: 5.898 lao động (404 lao động nữ), Rumania: 1.103 lao động (41 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 817 lao động (615 lao động nữ), Macao: 324 (182 lao động nữ), Malaysia: 304 lao động (137 lao động nữ) và các thị trường khác.
Như vậy, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 104.615 lao động (35.815 lao động nữ), đạt 87,2% kế hoạch năm 2019.
Các quốc gia Đông Nam Á đã tiếp đón 496 lao động Việt Nam trong giai đoạn 9 tháng đầu năm, giảm 46,7% so với năm trước. Malaysia đã tiếp nhận 61,3% lao động Việt Nam, giảm 63%. Trong giai đoạn này, Đài Loan và Nhật Bản là những điểm đến hàng đầu của người lao động Việt Nam, chiếm 91% tổng số người Việt Nam làm việc ở ngoài nước.
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong khi tiếp tục gửi phần lớn lao động đến các thị trường lao động chính ở Đông Á, Trung Đông và Malaysia, chính phủ cũng đang tìm cách mở rộng nhóm các quốc gia xuất khẩu lao động đến những nước được trả lương cao như Úc, Hoa Kỳ, Canada và Phần Lan.
Việc mở rộng thị trường được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các ngành nghề, như y tá và nhân viên phụ trợ, bên cạnh các ngành kỹ năng cao khác. Hơn 500.000 người Việt Nam đang làm công nhân khách tại hơn 40 quốc gia, hàng năm chuyển về lượng kiều hối từ 2 - 2,5 tỷ USD.
Theo CafeF