Mục đích chính của chương trình tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật Bản nhận viện trợ, giúp đỡ, truyền bá khoa học kỹ thuật tiên tiến cho Việt Nam, đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân nghề để bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
MỤC ĐÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH TU NGHIỆP SINH
Mục đích chính của chương trình tu nghiệp sinh là chính phủ Nhật Bản nhận viện trợ, giúp đỡ, truyền bá khoa học kỹ thuật tiên tiến cho Việt Nam, đào tạo công nhân kỹ thuật, công nhân nghề để bổ sung, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước.
Nhưng thực tế đây là một hình thức tiếp nhận nguồn lao động rẻ đến từ các nước dang phát triển. Vì vậy các tu nghiệp sinh xác định tu nghiệp sinh sang Nhật Bản (gần giống như xuất khẩu lao động) là để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, nâng cao trình độ.
Có rất nhiều ngành nghề cho các bạn tu nghiệp sinh chọn lựa, tùy theo ý thích, mục đích của bạn.
CƠ QUAN NÀO QUẢN LÝ?
Tại Nhật, Bộ ngoại giao và Bộ Lao Động Nhật trực tiếp quản lý chương trình tu nghiệp sinh thông qua một tổ chức của chính phủ là JITCO. Theo đánh giá của Tổ chức JITCO, so với các nước, lao động Việt Nam đã phát huy có hiệu quả chương trình tu nghiệp.
THỜI HẠN Ở NHẬT LÀ BAO LÂU
Theo quy định của Jitco, mỗi hợp đồng tu nghiệp sinh có thời hạn ba năm: năm 1 học nghề, năm 2 và 3 thực hành và làm việc. Sau khi hết hạn hợp đồng, tu nghiệp sinh buộc phải trở về Việt Nam và chỉ có thể quay trở lại Nhật Bản để tham gia các chương trình tu nghiệp sinh khác sau ít nhất là 5 năm.
Thực tế thì các bạn sang đó chỉ mất 1 tháng đầu học việc. Các bạn sẽ được đào tạo ở Việt Nam, sang Nhật tháng đầu để làm quen với công việc và môi trường sống mới. Bắt đầu từ tháng thứ 2, các bạn có thể bắt đầu làm việc, kiếm thu nhập.Sau khi về nước, phần lớn số này đã trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao.
CHI PHÍ NHƯ THẾ NÀO
Thông thường các tu nghiệp sinh sang Nhật không phải chi trả bất kỳ một chi phí nào. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ.
Tuy nhiên, ở VN, một người muốn sang Nhật làm tu nghiệp sinh thì phải trả chi phí môi giới cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc Bộ lao động thương binh xã hội VN từ 4.000 – 5.000 USD bao gồm: khám sức khỏe, làm hộ chiếu, lệ phí visa, chi phí khám sức khỏe, chi phí ăn, ở, đi lại trong quá trình đào tạo tiếng Nhật, rèn luyện thể lực và bồi dưỡng kiến thức cần thiết trong thời gian 4 tháng trước khi đi và khoảng 2.000 USD – 3.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn.
Có nghĩa là khi hết hợp đồng (3 năm), bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, bạn còn phải thế chấp từ 4.000 - 8.000 USD hoặc tiền mặt và sổ đỏ.
Bạn cần hoàn tất trách nhiệm về tài chính với doanh nghiệp XKLĐ sau khi chính thức được phía Nhật Bản tuyển chọn.
CHẾ ĐỘ Ở NHẬT CÓ TỐT KHÔNG?
Khi sang Nhật Bản làm việc, người LĐ chỉ mất 1 tháng học việc (tu nghiệp) thay vì 2 tháng theo quy định chung của Nhật hoặc 1 năm như trước đây. Người lao động được hưởng trợ cấp tu nghiệp trong năm đầu khoảng 80.000 yen (800 - 1.000 USD/tháng).
Từ năm thứ hai, được hưởng các chế độ, quyền lợi như LĐ người Nhật, được trả lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận, mức lương từ 1.000 - 1.500 USD/tháng (chưa kể tiền làm thêm ngoài giờ khoảng 300 – 500 USD/tháng).
Ngoài khoản lương được nhận, sau 3 năm làm việc, LĐ sẽ được hỗ trợ 600.000 yen (tương đương hơn 6.000USD) để tự tạo việc làm. Như vậy, sau 3 năm (mỗi năm tiết kiệm khoảng 1 triệu yen) khi về nước LĐ có thể được tới 36.000USD.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
- Đi tu nghiệp tại Nhật Bản chắc chắn bạn phải biết sử dụng tiếng Nhật. Bạn sẽ được doanh nghiệp XKLĐ đào tạo tiếng Nhật để có thể nắm bắt công việc và để chủ động trong ứng xử. hàng năm ở Nhật đều tổ chức cuộc thi nói tiếng Nhật cho TNS nước ngoài và các tu nghiệp sinh Việt Nam đều đạt giải cao.
- Giáo dục định hướng trước khí đi về văn hóa giao tiếp người Nhật, phong cách làm việc, tính cách người nhật, những điều cần biết về cuộc sống tại Nhật…để hòa nhập nhanh với cuộc sống tại Nhật
- Điều quan trọng để có thể làm việc tốt tại Nhật Bản là nên chịu khó làm quen, làm bạn với nhiều người Nhật, giữ mối quan hệ thân thiện của những người bản xứ bởi tính cộng đồng, tập thể luôn được đánh giá cao ở Nhật.
Người Nhật rất kỹ tính, tôn trọng tính kỷ luật và sự tỉ mỉ nhưng cũng rất thân thiện, hết sức tạo điều kiện cho tu nghiệp sinh làm việc, không bao giờ quát mắng, phân biệt đối xử giữa chủ và thợ. Do đó, phải nhẫn nại cần cù hết mình vì công việc, tích cực học tập trau dồi kiến thức.
- Lao động Việt Nam cần phải nâng cao ý thức kỷ luật lao động và trình độ ngoại ngữ và từ bỏ một số thói xấu như bỏ trốn, đánh nhau, ghen tỵ, so bì, nói chuyện phiếm, nghe điện thoại trong giờ làm việc, khôn lỏi trong công việc… thì chắc chắn Nhật Bản sẽ luôn là điểm đến cho nhiều lao động Việt Nam với thu nhập cao và ổn định.
CƠ HỘI SAU 3 NĂM VỀ NƯỚC
Sau 3 năm về nước, ngoài việc mang về một số tiền tiết kiệm khá lớn, người lao động còn được nâng cao tay nghề một cách rõ rệt.
Được làm việc trên các thiết bị sản xuất hiện đại, được rèn luyện về tác phong làm việc, ý thức kỷ luật, đồng thời được đào tạo về kỹ năng quản lý và biết thêm tiếng Nhật, cơ hội việc làm của những tu nghiệp sinh sau khi về nước là rất rộng mở.
Đây sẽ nguồn nhân lực chất lượng cao cung cấp cho các DN trong nước và các DN có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các DN của Nhật Bản tại Việt Nam.
Chúc các bạn thành công!.